Tư vấn môi trường

    Hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước

    Hồ sơ xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

    Xin cấp phép xả thải vào nguồn nước chính là một trong những quá trình lập báo cáo và phân tích, đánh giá về độ ảnh hưởng của xả nước thải đến môi trường nước được tiếp nhận từ đó đưa ra đề xuất những giải pháp phù hợp về công nghệ, quản lý nhằm đảm bảo được nguồn nước khi xả thải phải đúng với quy chuẩn Việt Nam.

    Xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước nhằm giúp cho những cơ sở xả thải có thể kiện toàn được hệ thống xử lý nước thải của mình từ đó làm giảm đi sức ép đối với khả năng trong việc chịu tải của môi trường đến nguồn nước tiếp nhận. Việc báo cáo xả thải luôn giúp cho cơ quan quản lý về chất lượng nước thải của đầu ra tại những cơ sở được tốt hơn và đồng thời bảo vệ được môi trường tại những nguồn tiếp nhận.

    Hồ xơ xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước

    Xả nước thải vào nguồn nước

    Đối tượng được phép xin giấy phép xả thải:

    Với mọi tổ chức, cá nhân trong nước và những tổ chức cá nhân ở nước ngoài có những hoạt động xả thải vào nguồn nước với lưu lượng lớn hơn 5 m3/ngày đêm đều phải lập báo cáo xả nước thải vào nguồn nước. Tùy theo quy mô, lưu lượng xả nước thải vào nguồn nước mà cấp phê duyệt báo cáo xả thải cũng khác nhau.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho cho báo cáo xả thải đối với:

    • Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản;
    • Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác..

    Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và Ủy ban nhân dân tỉnh của địa phương phê duyệt:

    • Cho báo cáo xả thải đối với những cơ sở xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nhỏ hơn quy mô cấp Bộ và trên 5m3/ngày đêm.
    • Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
    • a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
    • b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
    • c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
    • d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;
    • đ) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hoá chất, dược phẩm, đông dược, hoá mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;
    • e) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;
    • g) Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.

    Thời hạn của giấy phép không quá 10 năm được xem xét và gia hạn thêm không quá 5 năm. Tại thời điểm xin gia hạn giấy phép xả thải cũ còn hiệu lực không ít hơn 3 tháng.

    Các bộ luật quy định về việc xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

    • Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;
    • Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
    • Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;

    Một số giấy tờ cần chuẩn bị khi xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

    • Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu theo Thông tư 27/2014/TT-BTNMT);
    • Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
    • Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải;
    • Hồ sơ xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xử lý nước thải ( theo Thông tư 27/2014/TT-BTNMT);
    • Hoặc Báo cáo hiện trạng xả nước thải (Thông tư 27/2014/TT-BTNMT), kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (bản phô tô có công chứng) trong trường hợp đang xả nước thải và đã có công trình xử lý nước thải;
    • Bản đồ vị trí khu vực xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000 theo hệ tọa độ VN 2000;
    • Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có);
    • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải.
    • Trường hợp đất tại nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận;
    • Số lượng bộ hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước là: 03 (bộ).

    Quy trình thực hiện xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

    • Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
    • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
    • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
    • Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước.
    • Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu.
    • Thu mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm
    • Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải,…
    • Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải)
    • Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn.
    • Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.
    • Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm.
    • Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm
    • Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.
    • Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước.
    • Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000.
    • Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.
    • Lập hội đồng thẩm định và Phê duyệt lập hồ sơ xả thải.

    Để được tư vấn cũng như hỗ trợ về quá trình xin giấy phép xả thải vào nguồn nước hoặc cần giúp đỡ về các thủ tục pháp lý hãy liên hệ ngay với công ty tư vấn môi trường TNT Việt Nam để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan về giấy phép xả thải.

    Hãy liên hệ với chúng tôi, nếu quý doanh nghiệp đang gặp phải bất kỳ vấn đề gì về hồ sơ môi trường, xử lý nước thải, xử lý khí thải và nước sạch – để được phục vụ miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất:

    CÔNG TY MÔI TRƯỜNG TNT VIỆT NAM

    Địa chỉ: Số 20 ngõ 23/11 Nguyễn Phúc Lai, P. Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội

    Điện thoại: 024.6292.3536    Hotline: 09.8112.8112

    Websile: http://www.moitruongtnt.com/

    Email: baovemauxanh@gmail.com

    Khách hàng nhận xét