Xử lý nước thải

    Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

    Tư vấn thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bệnh viện và phòng khám.

    Nhận xây mới, sửa chữa, cải tạo xử lý nước thải bệnh viện công nghệ mới, hiện đại, giá thành hợp lý, bảo hành dài hạn, nước thải bệnh viện sau xử đạt loại A.

    Hotline 09.8112.8112 – Email: baovemauxanh@gmail.com

    Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

    Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

    CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

    Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện AAO&MBBR là công nghệ lai hợp hybri được sử dụng khá rộng rãi hiện nay, phù hợp để xử lý các loại nước thải chứa nhiều chất hữu cơ ô nhiễm dễ phân hủy sinh học như: sản xuất bánh kẹo, nước thải thủy sản, nước thải mía đường, nước thải bệnh viện, nước thải khách sạn, nước thải đô thị, sản xuất tinh bột sắn….

    Với hệ thống xử lý nước thải bệnh viện mà chúng tôi đã xử lý thành công. Giá thành hệ thống chỉ rẻ bằng 1/3 so với nhập từ Nhật về, thiết bị hoàn toàn không thua kém do chúng tôi sử dụng hàng G7.

     

    THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

    –    Nước thải phát sinh từ rất nhiều khâu khác nhau trong quá trình hoạt động của bệnh viện như: máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh,…

    –     Đây là loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh.

    –     Nồng độ BOD5, COD trong nước thải không cao, rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.

    PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

    Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cơ bản gồm các bể như: xử lý hiếu khí với giá thể lưu động( Oxic & MBBR),yếm khí ( Anaerobic Process), thiếu khí (Anoxic) và ngăn khử trùng.

    Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO

    Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO

     

    NGĂN XỬ LÝ KỊ KHÍ TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN:

    Nước thải bệnh viện tuy các chỉ danh COD, BOD không lớn lắm song trong nước thải bệnh viện có các thành phần chất ô nhiễm như: máu, mủ, nước rửa phim, thuốc kháng sinh…khó phân hủy hiếu khí nên chúng tôi đề xuất phương án kỵ khí nhằm xử lý cắt mạch các hợp chất hữu cơ phức tạp về dạng đơn giản, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật thiếu khí xử lý nito.

    Phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau :

    Chất hữucơ  + VSV ——–>  CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới

    Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 03 giai đoạn trong quá trình xử lý nước thải bệnh viện :

    –    Giai đoạn 1 (Thủy phân): cắt mạch các hợp chất cao phân tử thành các chất hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, amono axit hoặc các muối pivurat khác.

    –    Giai đoạn 2 (Acid hóa): chuyển hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông trường như axit axetic hoặc glixerin, axetat,…

    • CH3CH2COOH + 2H2O → CH3COOH + CO2 + 3H2
    • CH3CH2 CH2COOH + 2H2O → 2CH3COOH + 2H2

    –    Giai đoạn 3 (Acetate hóa): giai đoạn này chủ yếu dùng vi khuẩn lên men mêtan như Methanosarcina và Methanothrix, để chuyển hóa axit axetic và hyđro thành CH4 và CO2.

    • CH3COOH → CO2  + CH4
    • CH3COO- + H2O  → CH4 + HCO3-
    • HCO3- + 4H2 → CH4 + OH- + 2H2O.
    Bể xử lý nước thải bệnh viện

    Bể xử lý nước thải bệnh viện

    NGĂN THIẾU KHÍ (ANOXIC)TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN:

    Là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P nên quá trình nitrat hoá và quá trình photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây.

    –     Quá trình nitrat hóa:

    • Hai loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosomonas và Nitrobacter. Khi môi trường thiếu ôxy ( 0,1 -0,5 g/l), các loại vi khuẩn khử nitrat Denitrificans sẽ tách ôxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hóa chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2¬ tạo thành trong quá trình này sẽ thoát khỏi nước.
    • Quá trình chuyển hóa NO3-→ NO2-→ NO → N2O →N2 với việc sử dụng mêtanol được thể hiện ở phương trình sau:

    NH4+          Oxidation          NO2-  + NO3- + H+ + H2O

    NO2-,NO3-        Redution              N2   => escape to air

    –    Quá trình photphoril hóa:

    • Vi khuẩn tham gia vào quá trình photphoril hóa là Acinetobacter sp. Khả năng lấy photpho của vi khuẩn này sẽ tăng lên rất nhiều khi cho nó luân chuyển các điều kiện thiếu khí và kỵ khí.
    • Quá trình photphoril hóa được thể hiện như phương trình sau:

    PO4-3            Microorganism                (PO4-3)salt   =>sludge

    Để nitrat hóa,  photphoril hóa thuận lợi, tại ngăn Anoxic bố trí máy khuấy trộn chìm với tốc độ khuấy trộn phù hợp.

    Trạm xử lý nước thải bệnh viện

    Trạm xử lý nước thải bệnh viện

    NGĂN XỬ LÝ HIẾU KHÍ TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN:

    Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-,… Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa.

    Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ các chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất, mật độ vi sinh vật và mức độ ổn định lưu lượng của nước thải ở trạm xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng oxy hóa sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng… Tải trọng chất hữu cơ của bể sinh học hiếu khí thường dao dộng từ 0,8-1.9 kg BOD/m3.ngày đêm. Nồng độ oxy hòa tan trong nước thải ở bể sinh học hiếu khí cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn 2 mg/l.

    Tốc độ sử dụng oxy hòa tan trong bể sinh học hiếu khí phụ thuộc vào:

    –    Tỷ số giữa lượng thức ăn (chất hữu cơ có trong nước thải) và lượng vi sinh vật: tỷ lệ F/M;

    –    Nhiệt độ;

    –    Tốc độ sinh trưởng và hoạt độ sinh lý của vi sinh vật (bùn hoạt tính);

    –    Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất;

    –    Lượng các chất cấu tạo tế bào;

    –    Hàm lượng oxy hòa tan.

    Về nguyên tắc phương pháp này gồm 3 giai đoạn như sau:

    • Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
    • Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào;
    • Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.

    Cơ chế quá trình xử lý hiếu khí:

    • Giai đoạn I – Oxy hóa toàn bộ chất hữu cơ có trong nước thải để đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào
    • Giai đoạn II (Quá trình đồng hóa) – Tổng hợp để xây dựng tế bào
    • Giai đoạn III (Quá trình dị hóa) – Hô hấp nội bào
    • Ưu điểm của công nghệ MBBR:

    –    Giá thể lưu động MBBR(Moving Bed Biological Reactor) được cho vào ngăn MBBR để giảm thể tích bể Aerotank, tăng cường khả năng xử lý chịu shock tải, an toàn trong quá trình vận hành hệ thống và dễ dàng nâng công suất mà không cần phải đầu tư nhiều.

    – Công nghệ lai hợp Hibri này dùng trong xử lý nước thải bệnh viện sẽ giúp chủ đầu tư linh hoạt trong việc bố trí mặt bằng. Tải trọng của giá thể dạng bánh phồng tôm của hãng Biochip có thể lên tới 15 – 30 kg BOD/m3 giá thể.

    quy-trinh-xu-ly-nuoc-thai

    NGĂN KHỬ TRÙNG TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN:

    Khử trùng là biện pháp bắt buộc theo quy định của nhà nước, nhằm loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn, vi rút có trong nước thải sau quá trình xử lý, để đảm bảo điều kiện vệ sinh và tránh các dịch bệnh mà các vi khuẩn đó gây ra.

    Ngoài việc diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, quá trình này còn tạo điều kiện để oxy hóa các chất hữu cơ và đẩy nhanh các quá trình làm sạch nước thải. Hóa chất dùng trong quá trình này là clo.

    –    Khử trùng: Khi đưa Cl vào nước, Cl sẽ bị thủy phân theo phản ứng sau:

    Cl2 + H2O ↔ HCl + HOCl

    • Axit hypocloric HOCl rất yếu, không bền và dễ phân hủy ngay thành HCl và ôxy nguyên tử, hoặc có thể phân ly thành H+ và OCl-

    HOCl ↔ HCl + O

    HOCl ↔ H+ + OCl-

    Tất cả các chất HOCl, OCl- và O là các chất oxy hóa mạnh, các chất này oxy hóa nguyên sinh chất và khử hoạt tính của men, làm tế bào bị tiêu diệt.

    Theo TCXD  nhà nước có hướng dẫn: Đối với công trình xử lý nước thải qua quá trình xử lý sinh học hoàn toàn thì lượng clo vào khoảng 3 mg/l -7 mg/l

    Nước thải bệnh viện sau thời gian tiếp xúc với hóa chất khử trùng, vi khuẩn bị tiêu diệt, nước sau xử lý đạt tiêu chẩn xả thải ra môi trường.

    Sở Y tế yêu cầu tất cả cơ sở khám chữa bệnh phải chấn chỉnh hệ thống xử lý chất thải

    HIỆU QUẢ XỬ LÝ TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

    Xử lý nước thải bệnh viện sau khi xử đạt chuẩn A theo quy chuẩn nhà nước Việt Nam ban hành.  Hiệu suất xử lý: BOD 15 mg/l hiệu suất xử lý 96%, COD: 36 mg/l hiệu suất xử lý 93%,  NO3¬-: 28,56 mg/l hiệu suất xử lý 44%, Phosphate 4,2 mg/l hiệu suất xử lý 70%

    Nước thải bệnh viện sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 28:2010 cột A được phép xả ra môi trường.

    Quý khách có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, hãy gọi ngay Môi trường TNT để được tư vấn miễn phí các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện mới nhất, hiện đại nhất của chúng tôi.

    Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Môi trường TNT Việt Nam
    Trụ sở: Số 20, Ngõ 23/11 Nguyễn Phúc Lai, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội
    ĐT: 04.6292.3536   Hotline: 09.8112.8112
    Email: baovemauxanh@gmail.com

    Khách hàng nhận xét