Xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm bằng công nghệ tiên tiến, giảm chi phí đầu tư và chi phí vận hành.
Hiện nay, ngành sản xuất mỹ phẩm trên thế giới đang phát triển nhanh do nhu cầu sử dụng chất tẩy rửa và làm đẹp của con người ngày càng tăng. Việt Nam cũng là một trong những nước có nhiều công ty mỹ phẩm lớn đang hoạt động như P&G ( Procter and Gamble), Unilever, Colgate & Palmolive , Mỹ Hảo, Đức Giang…Ngoài những công ty có tên tuổi như vậy, còn hoàng loạt các công ty nhỏ lẻ ra đời. Việc ra đời của nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm như vậy thải ra môi trường một lượng lớn nước thải, do sử dụng nhiều hóa chất trong quy trình sản xuất mà nước thải ngành hóa mỹ phẩm rất độc hại. Nếu không được xử lý nước thải sản xuất mỹ phẩm thì hàm lượng ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường rất lớn.
Chúng ta nên biết rằng ngành công nghiệp mỹ phẩm không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) giám sát. Các công ty có nghĩa vụ liệt kê các thành phần trên nhãn theo thứ tự. Nhưng theo luật, họ không phải đánh giá mức độ an toàn của các thành phần đó. Có hơn 500 chất được sử dụng trong sản xuất các loại mỹ phẩm và hơn 90% trong số các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường có chứa ít nhất một hoặc một tổ hợp của các thành phần hóa học và tổng hợp có liên quan đến các nguyên nhân gây ra rối loạn da và thậm chí ung thư.
Các thành phần hóa học có trong mỹ phẩm thường gặp:
- Diethanolamine (DEA) – Là chất tạo bọt thường được sử dụng trong lotions, xà bông và dầu gội đầu.
- Paraben-Trong những năm gần đây Parabens rất được quan tâm tới. Được biết đến dưới tên methylparaben, propylparaben, ethylparaben, hoặc butylparaben, nó có liên quan đến một số báo cáo về ung thư vú.
- Formaldehyde – Cũng có thể được biết đến như là DMDM hydantoin diazolidinyl urê, Imidazalidol urê Sodium hydroxymethylglycinate, N- (Hydroxymethyl) glycine, muối Monosodium, và Quaternium-15, là một thành phần được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp.
- Phenylenediamine (PPD) – Bạn sẽ tìm thấy nó thường xuyên trong các chất nhuộm mỹ phẩm, từ tóc đến lông mi.
- Phthalates – Thành phần này được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm chăm sóc móng, nó hiện đang là một chủ đề được thảo luận rất nhiều vì nó có thể phá vỡ hệ thống nội tiết và gây ra các phản ứng phụ về sinh sản và thần kinh ở nam giới và phụ nữ.
- Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES) – Chất tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong xà phòng và dầu gội.
- Petrolatum- Được làm từ dầu thô, thường được thấy dưới dạng thạch, thuốc mỡ, hoặc thạch dầu.
- Triclosan- Thành phần hoạt tính có trong hầu hết các sản phẩm rửa tay kháng khuẩn.
Toluene – Một dung môi công nghiệp được sử dụng để sản xuất sơn, hóa chất, dược phẩm, và cao su. - Triethanolamine (TEA) – TEA được sử dụng để cân bằng pH và là một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm, thường được biết đến là một thành phần dịu nhẹ với da (gentle on skin).
Hydroquinone – Đây là thành phần làm sáng da không được phép sử dụng ở Nhật Bản, Úc và Châu Âu. - BHA (butylated hydroxyanisole) và BHT (butylated hydroxytoluene) – Có thể được tìm thấy trong bất cứ sản phẩm nào từ kem chống nắng cho trẻ em đến son môi yêu thích của bạn.
- Talc – Nếu bạn đã nghe về vụ kiện với hãng Johnson & Johnson thì bạn cũng biết sơ về bột Talc, bột Talc thường có chứa amiăng, một trong các chất gây ung thư.
- Nanoparticles (các phân tử nano) – Thường được thêm vào phấn bronzers, phấn mắt, và lotions, bạn cũng có thể tìm thấy chúng ẩn trong kem chống nắng.
Các phương pháp xử lý nước thải mỹ phẩm thông thường:
Xử lý nước thải hóa mỹ phẩm bằng phương pháp lý học
Trong nước thải chứa nhiều chất rắn lơ lửng, trong quá trinh thu gom sẽ lẫn các rác có kích thước lớn như bao bì ni lông, lá cây…Một số thiết bị như song chắn rác thô, song chắn rác tinh có nhiệm vụ loại bỏ các loại rác này, để tránh hư hỏng các thiết bị ở công trình xử lý phía sau.
Xử lý nước thải hóa mỹ phẩm bằng phương pháp hóa lý
Phương pháp hóa lý thường được sử dụng trong trường hợp nước thải có BOD, COD cao, nước thải có độ màu…Phương pháp này sử dụng hóa chất kết hợp với quá trình khuấy trộn nhằm loại bỏ bớt thành phần ô nhiễm, tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh học phía sau.
Phương pháp hóa lý đòi hỏi người vận hành phải có kỹ thuật. Một số hóa chất được sử dụng như Phèn, PAC, Polymer, axit…
Xử lý nước thải hóa mỹ phẩm bằng phương pháp sinh học
Phương pháp này dựa vào hoạt động của vi sinh vật trong nước thải để phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. Dựa vào đặc điểm thích nghi của vi sinh vật, người ta phân chia thành phương pháp sinh học hiếu khí và sinh học kỵ khí.
Phương pháp sinh học hiếu khí: Phổ biến nhất trong phương pháp này là công nghệ aerotank, SBR. Vi sinh vật hiếu khí lấy oxi từ hệ thống cấp khí thông qua các đĩa thổi khí hoặc dạng ống đục lỗ, chuyển hóa chất bẩn trong nước thải thành sinh khối và tồn tại ở dạng lơ lửng nhờ hệ thống cấp khí.
Phương pháp sinh học kị khí: Công nghệ phổ biến là bể UASB,hoạt động theo cơ chế nước chảy theo phương thẳng đứng từ dưới lên thông qua các lớp đệm bùn. Vi sinh vật kỵ khí chuyển hóa các chất hữu cơ hào tan và không tan trong nước thành chất vô cơ và tạo ra khí có giá trị kinh tế CH4. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp nước thải có nồng độ ô nhiễm cao.
Thông thường, khi kết hợp 2 phương này, các bể sinh học kị khí thường đặt trước các bể sinh học hiếu khí.
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải mỹ phẩm:
Nước thải sản xuất mỹ phẩm chủ yếu phát sinh từ công đoạn rửa thiết bị máy móc, bồn máy khuấy trộn. Nước thải sinh hoạt của công nhân viên và nước thải sản xuất theo máng dẫn được đưa qua bể thu gom. Trước bể thu gom và bể điều hòa đặt song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác thô có trong nước thải tránh làm tắc nghẽn đường ống. Rác thu được định kỳ được thu gom đem đi xử lý.
Sau đó nước thải được bơm qua bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Nước thải được xáo trộn thông qua hệ thống phân phối khí dưới đáy bể. Mục đích của việc cấp khí trong bể điều hòa là tránh tình trạng phân hủy kị khí trong bể và nồng độ chất ô nhiễm được đồng đều hơn.
Sau khi ra khỏi bể điều hòa, nước thải được dẫn qua bể tuyển nổi, nhằm loại bỏ bớt hàm lượng cặn lơ lửng và các chất hoạt động bề mặt. Tiếp theo, nước thải hóa mỹ phẩm được cho qua bể keo tụ – tạo bông.Tại đây, nước thải được cấp hóa chất là chất điều chỉnh pH, chất hỗ trợ quá trình keo tụ – tạo bông…Sau đó, nước thải được cho qua bể lắng 1 (lắng hóa lý). Dưới tác dụng của trọng lực,các bông bùn sẽ lắng xuống và nước thải theo máng thu chảy qua bể UASB.
Như đã giới thiệu ở phần trên, bể UASB có nhiệm vụ xử lý COD, BOD, các chất hữu cơ khó phân hủy , Nito,Phospho…trong nước thải hóa mỹ phẩm. Nước thải sau đó cho qua bể sinh học hiếu khí là bể aerotank. Hoạt động của vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Bể aerotank thường đi kèm với bể lắng sinh học (bể lắng 2). Nguyên lý hoạt động của bể cũng giống với bể lắng 1, đều nhờ tác dụng của trọng lực và chênh lệch tỷ trọng giữa bông bùn và phần nước sạch.
Điểm khác nhau giữa bể lắng hóa lý và lắng sinh học là bùn trong bể lắng hóa lý chứa nhiều hóa chất độc hại, do đó được xếp vào chất thải nguy hại và yêu cầu thu gom, xử lý nghiêm ngặt. Bùn trong bể lắng sinh học là bùn hoạt tính, bùn này được tuần hoàn về bể aerotank để cung cấp cho hoạt động của vi sinh vật. Cả 2 loại bùn này đều được thu gom và đem đi xử lý. Có thể sử dụng máy ép bùn, sân phơi bùn để tách bớt nước trong bùn thải trước khi đem đi xử lý.
Nếu nguồn tiếp nhận là nguồn tự nhiên, yêu cầu nước thải đầu ra sẽ cao hơn. Khi đó, ta có thể xây dựng thêm bồn lọc áp lực, bể khử trùng…
Tùy theo lưu lượng của nước thải hóa mỹ phẩm mà ta lựa chọn công nghệ xử lý sao cho hiệu quả mà chi phí đầu tư xây dựng lại thấp nhất
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải hóa mỹ phẩm:
– Công nghệ đem lại hiệu quả xử lý COD, BOD, Nito cao, có thể xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm có trong nước thải hóa mỹ phẩm
– Nước thải đầu ra đạt quy chuẩn hiện hành
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn!