Tư vấn và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt than.
Lò hơi đốt than là nguồn cung cấp nhiệt cho các thiết bị công nghệ qua môi chất dẫn nhiệt là hơi nước cao áp. Lò hơi có thể được cấp nhiệt từ nhiều nguồn khác nhau, hiện nay người ta thường dùng ba loại nhiên liệu đốt lò chính là gỗ củi, than đá hoặc dầu F.O. Đặc điểm khí thải của các loại lò hơi khác nhau, tùy theo loại nhiên liệu sử dụng.
Trong sản phẩm cháy chứa nhiều bụi, các thành phần khí độc như SOx, NOx và đặc biệt là CO. Thành phần và tải lượng chất gây ô nhiễm trong khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, vì vậy cần thiết phải xử lý khí thải lò hơi đốt than trước khi xả ra môi trường để tránh gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người cư dân sống quanh khu vực.
Hiện tại hệ thống lò hơi chưa có hệ thống xử lý khí nên dòng khí thải chứa các thành phần gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn xả thải cho phép. Khí thải lò hơi chứa các tác chất ô nhiễm chủ yếu là: tro, mụi than, Hydrocacbon (CxHy) cháy không hoàn toàn và các khí như: CO2, NOx, CO, SO2 … sinh ra trong quá trình phản ứng được quạt hút đưa vào thiết bị hấp thụ.
Quy trình xử lý khí thải lò hơi đốt than
Trong tháp hấp thụ dòng khí sẽ được phân bố vào thiết bị ở phía dưới và dòng dung dịch hấp thụ sẽ được phân bố theo chiều ngược lại. Dung dịch này được bơm ly tâm vận chuyển từ bể chứa dung dịch hấp thụ, qua bộ phân phối tạo thành những giọt lỏng kích thước bé, phun đều vào thiết bị.
Tháp có cấu tạo hai tầng, trong mỗi tầng đều có chứa vật liệu tiếp xúc với bề mặt riêng lớn và độ rỗng cao. Quá trình xử lý chia làm hai giai đoạn. Tại phần dưới của thiết bị xử lý, dòng khí và dung dịch hấp thụ tiếp xúc với nhau tại màng nước trên bề mặt vật liệu.
Trước tiên các hạt bụi có kích thước bé sẽ bị thấm ướt và bị hút bởi các hạt chất lỏng và các thành phần ô nhiễm như SOx, NOx, CO…sẽ được hấp thụ một phần. Một quá trình khác diễn ra ở tầng thiết bị thứ nhất là trao đổi nhiệt. Dòng khí từ nhiệt độ cao sẽ nguội dần, quá trình khử triệt để các thành phần ô nhiễm sẽ diễn ra ở tầng trên của tháp.
Cơ chế loại bỏ các chất ô nhiễm ở tầng trên giống như tầng đáy thiết bị. Đó là quá trình hòa tan và chuyển hóa hóa học. Sau thời gian tiếp xúc phù hợp, các chất ô nhiễm như SOx, NOx và một phần khí CO sẽ được loại bỏ. Dòng khí tiếp tục được dẫn qua thiết bị hấp phụ với vật liệu hấp phụ là than hoạt tính. Tại đây khí CO còn chứa trong dòng khí sẽ đi qua lớp vật liệu hấp phụ, các phân tử khí sẽ tiếp xúc và liên kết với bề mặt chất rắn. Từ đó các thành phần ô nhiễm còn lại sẽ được tách khỏi dòng khí và ngưng tụ trong các lỗ xốp siêu nhỏ của chất hấp thụ.
Dòng khí sau khi ra khỏi thiết bị xử lý sẽ là khí sạch đạt các tiêu chuẩn môi trường theo QCVN 19:2009/BTNMT. Bụi và các khí độc sau khi được hấp thụ và lắng xuống đáy thiết bị dưới dạng bùn cặn sẽ được tháo ra định kỳ về bể chứa bùn của Hệ thống xử lý nước thải. Phần nước trong bên trên được tuần hoàn về lại thiết bị chứa dung dịch hấp thụ, sau một thời gian hoạt động sẽ được xả bỏ về HT XLNT và định kỳ bổ sung, thay mới.
Quy chuẩn nồng độ khí thải sau khi xử lý khí thải lò hơi đốt than
Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải lò hơi đốt than
TT |
Thông số |
Nồng độ C (mg/Nm3) |
|
A | B | ||
1 | Bụi tổng | 400 | 200 |
2 | Bụi chứa silic | 50 | 50 |
3 | Amoniac và các hợp chất amoni | 76 | 50 |
4 | Antimon và hợp chất, tính theo Sb | 20 | 10 |
5 | Asen và các hợp chất, tính theo As | 20 | 10 |
6 | Cadmi và hợp chất, tính theo Cd | 20 | 5 |
7 | Chì và hợp chất, tính theo Pb | 10 | 5 |
8 | Cacbon oxit, CO | 1000 | 1000 |
9 | Clo | 32 | 10 |
10 | Đồng và hợp chất, tính theo Cu | 20 | 10 |
11 | Kẽm và hợp chất, tính theo Zn | 30 | 30 |
12 | Axit clohydric, HCl | 200 | 50 |
13 | Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF | 50 | 20 |
14 | Hydro sunphua, H2S | 7,5 | 7,5 |
15 | Lưu huỳnh đioxit, SO2 | 1500 | 500 |
16 | Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) | 1000 | 850 |
17 | Nitơ oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO2 | 2000 | 1000 |
18 | Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3 | 100 | 50 |
19 | Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 | 1000 | 500 |
Trong đó:
– Cột A quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;
– Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:
+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;
+ Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Để xử lý hiệu quả và triệt để cần có sự tính toán chính xác. Thể tích tháp và chiều dày lớp đệm tiếp xúc, quạt, bơm hóa chất và nồng độ hóa chất sẽ thay đổi theo công suất của từng lò, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt than cho doanh nghiệp bạn.
Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Môi trường TNT Việt Nam
Trụ sở: Số 20, Ngõ 23/11 Nguyễn Phúc Lai, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội
ĐT: 024.6292.3536 Hotline: 09.8112.8112
Email: baovemauxanh@gmail.com
Xem thêm:
Pingback: Xử lý khí thải và bụi phòng sơn, khí thải chứa VOC và bụi trong sơn