Nước thải chính là một trong những hỗn hợp những chất thải, mà nó bao gồm các loại chất như chất thải của con người, thức ăn thừa, xà phòng và các hóa chất có từ nhà máy, từ bệnh viện xí nghiệp. Ngay trong phạm vi nhà ở, nước thải gồm có từ bồn rửa mặt, vòi hoa sen, bồn tắm, nhà vệ sinh, từ máy giặt và máy rửa bát. Những doanh nghiệp và các ngành công nghiệp cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm cho nguồn nước. Có nhiều người đã khẳng định rằng nước mưa từ sông suối chảy ra là an toàn và sạch sẽ nhưng đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm, mà đó chính là nguồn nước từ mái nhà, con đường bụi bẩn, xe ô tô….và nhiều tác nhân độc hại khác được nước mưa cuốn trôi và đổ ra sông suối, đó là nguồn nước bị ô nhiễm nặng không qua xử lý nước thải trước khi thải trực tiếp ra sông.
Tại sao phải xử lý nước thải?
Vì nó là một vấn đề liên quan đến môi trường và sức khỏe của chúng ta, có rất nhiều lý do liên quan đến tái sao phải giữ nước sạch và xử lý nước thải, dưới đây là một vài lý do chính mà chúng tôi nghĩ là một nguyên nhân quan trọng.
- Thủy sản
Nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các nhà máy ,khu nuôi trồng thủy sản và các sinh vật dưới nước.Nó giúp duy trì phát triển của thủy hải sản và tạo môi trường sống lành mạnh cho các sinh vật tránh khỏi được bệnh tật truyền nhiễm . Qua trọng trong việc đánh bắt cá ngành công nghiệp, những người đam mê câu cá và cho nền thủy sản tương lai
- Môi trường sống của các động vật hoang dã.
Nhiều sự sống đang phụ thuộc vào các con sông, suối,hồ , đầm lầy và biển.Đó là môi trường duy trì sự sống của hàng trăm loài cá và sinh vật thủy hải sản khác, các động vật hoang dã cũng cần có nguồn nước sạch để duy trì sự sống của chúng , các động vật sống trên bờ, dưới nước , thậm trí cả trên không trung đều cần có nguồn nước sạch để đảm bảo cuộc sống cho chúng, vậy nên để đảm bảo được nguồn nước sạch để duy trì sự sống cho các động vật chúng ta phải xử lý nước thải trước đổ ra sông hồ, ao, và biển, đảm bảo rằng không gây ra ô nhiễm nguồn nước giúp sinh động vật được phát triển tự nhiên và tránh các mầm bệnh
- Giải trí và chất lượng cuộc sống
Nước được con người tận dụng tạo ra các khu vui chơi giải trí, các hồ bơi, khu du lịch biển, dịch vụ câu cá, các đài phun nước tại công viên…Nước không chỉ đóng vai trò cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt, nó còn có vai trò quan trọng trong các dịch vụ của con người hiện nay.Vậy nên việc đưa các dây chuyền lọc nước vào để lọc nước là vô cùng cần thiết
- Mối quan tâm sức khỏe
Nếu không được xử lý nước thải sinh hoạt đúng cách nó có thể gây bệnh đến con người, động vật thậm chí cả thực vật. Vì chúng ta luôn phải sử dụng nước, các sinh vật gây bệnh có thể lợi dụng nguồn nước để xâm nhập vào cơ thể chúng ta , tạo ra các loại bệnh nguy hại đến cơ thể con người.
Mục đích chính của xử lý nước thải là loại bỏ các chất rắn lơ lửng và khử trùng các vi khuẩn gây bệnh trước khi đưa nó trở lại môi trường. “Xử lý sơ cấp” loại bỏ khoảng 60 phần trăm chất rắn lơ lửng trong nước thải, việc xử lý này cũng bao gồm việc khuấy động để đưa oxy vào trong nước đến quá trình xử lý thứ cấp có thể loại bỏ được 90% chất ô nhiễm.
Các bước xử lý nước thải sinh hoạt thường gặp:
Xử lý bậc I hay xử lý sơ bộ:
Xử lý sơ bộ: là phương pháp làm trong nước thải bằng phương pháp cơ học để tách loại cặn cả các chất rắn có trong nước thải những thứ có khối lượng và thể tích lớn. Đây là công đoạn bắt buộc đối với tất cả các dây chuyền xử lý nước thải.
Xử lý bậc II hay xử lý sinh học.
Với phương pháp này xảy ra 2 trường hợp:
- Xử lý sinh học kỵ khí (tuỳ theo lượng các chất hữu cơ có trong nước thải mà người ta chọn loại bể cho phù hợp như bể tự hoại, bể biogas,giếng thấm, …);
- Xử lý sinh học hiếu khí (là các chất hữu cơ được giữ lại trong các bể và hệ vi sinh vật hiếu khí (có ôxy) để ôxy hoá các chất hữu cơ, nguồn ôxy cung cấp là lượng ô xy hoà tan trong chất thải, người ta có thể thiết kế hình dạng bể aeroten, kênh ôxy hoá tuần hoàn, máy sục khí, quạt thoáng mặt nước.
Xử lý bậc III hay xử lý triệt để (áp dụng trong một số trường hợp cần thiết)
Xử lý bùn cặn, nước thải.
Đây là các bể xử lý sinh học hay các bể lắng nước thải có các chất khoáng không hoà tan như rác, lắng cặn sản phẩm của qúa trình ôxy hoá, chủ yếu là cát, thành phần vô cơ, tỷ trọng lớn được định kỳ vớt lên phơi khô để san nền hoặc chế biến thành phân bón, các loại rác được vớt lên được đưa về bãi chôn lấp rác thải. Các loại cặn lắng ở hố ga gia đình, nhất là sau các chuồng trại , có hàm lượng hữu cơ cao, có thể vớt lên ủ với bùn trong bể sinh xử lý sinh học làm phân vi sinh.