Tư vấn lập Kế hoạch bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp.
Kế hoạch bảo vệ môi trường là thủ tục môi trường mà các đơn vị phải lập và đăng ký trước khi dự án đi vào hoạt động (Thay thế Cam kết bảo vệ môi trường). Nội dung chính của Kế hoạch bảo vệ môi trường là quá trình phân tích, đánh giá dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp kế hoạch thích hợp để bảo vệ môi trường. Kế hoạch bảo vệ môi trường được lập 1 lần trong quá trình hoạt động, trước khi triển khai dự án.
Căn cứ pháp lý liên quan lập kế hoạch bảo vệ môi trường:
– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 Nghị định của chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Các trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường:
Căn cứ nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
– Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này;
– Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 18, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này.
– Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
– Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.
Trường hợp không phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn; chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý; cung cấp thông tin; tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.
2. Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình, sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình; hoạt động truyền hình; hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
3. Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.
4. Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng.
5. Dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200 m2.
6. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.
7. Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.
8. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã với quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50 m2; nuôi trồng thủy hải sản trên quy mô diện tích nhỏ hơn 5.000 m2 mặt nước.
9. Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô cá nhân, hộ gia đình.
10. Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 1 ha.
11. Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.
12. Xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn 500 m2 sàn.
– Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
– Các chủ dự án, đầu tư nằm trong danh sách đã lập đánh giá tác động môi trường hoặc đã phê duyệt báo cáo hoàn thành ĐTM không nằm trong mục này.
Trường hợp đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường:
– Doanh nghiệp đã lập kế hoạch bảo vệ môi trường phải lập và đăng ký lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
+ Không triển khai thực hiện trong thời gian đã cam kết
+ Thay đổi địa điểm thực hiện dự án
+ Thay đổi quy mô, quy trình sản xuất.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lập Kế hoạch bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp.