Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày một phát triển tăng cao, nó kéo theo vào đó là sự gia tăng về chất lượng về chất thải đặc biệt tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất,…. Trong đó nó nổi lên là sự ảnh hưởng của các loại chất thải rắn. Với chất thải rắn nó không chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường nền văn hóa, xã hội, kinh tế. Chính vì thế, việc công tác quản lý, xử lý chất thải rắn luôn được quan tâm hàng đầu.
Những biện phát kỹ thuật xử lý chất thải rắn:
+ Chôn lấp chất thải: với phương pháp này có chi phí rẻ nhất,bình quân tại các khu vực Đông Nam Á là 1-2 USD/tấn, phương pháp này khá phù hợp với những đang phát triển.
+ Phương pháp chế biến chất thải rắn có nguồn gốc chất hữu cơ thành phân ủ hữu cơ: với phương pháp này thì chi phí thường từ 8-10 USD/tấn. Thành phần thu được đều được sử dụng để phục vụ cho nông nghiệp, nó vừa có tác dụng cải tạo đất vừa thu được sản phẩm mà không bị nhiễm hóa chất dư tồn trong suốt quá trình sinh trưởng. Thành phần này sẽ được đánh giá cao ở những nước phát triển.
Nhưng nhược điểm của phương pháp này là: qua quá trình xử lý kéo dài, thưởng từ 2-3 tháng, tốn khá nhiều diện tích. Một nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ những chất thải rắn có công xuất xử lý 100.000 tấn chất thải/năm cần có diện tích lên tới 6ha.
+ Thiêu đốt chất thải: phương pháp này thì có chi phí khá cao, thường từ 20-30 USD/tấn nhưng lại có chu trình xử lý ngắn, khoảng từ 2-3 ngày, với diện tích sử dụng chỉ bằng 1/6 diện tích được làm về phân hữu cơ có cùng công suất.
Với chi phí khá cao nên nó chỉ có những nước phát triển để áp dụng, ở những nước đang phát triển nên được áp dụng với phương pháp này ở quy mô nhỏ để xử lý chất độc hại như: chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp,….
+ Những kỹ thuật khác: ép ở áp lực cao những thành phần vô cơ, chất dẻo,… để tạo ra những sản phẩm như tấm tường, tủ, trần nhà, bàn ghế,…
Theo xu hướng chung của thế giới ngày nay là hạn chế việc chon lấp bởi diện tích, khó quy hoạch về địa điểm, chi phí đầu tư và quản lý cao, phải xử lý việc ô nhiễm về khí thải, nước rỉ rác trong một thời gian dài. Ưu tiên những giải pháp xử lý theo tiêu chuẩn 3R-Reduce, Reuse, Recycle giúp giảm thiểu, tải sử dụng và tái chế. Trong đó việc giảm thiệu và tái sử dụng đều thuộc lĩnh vực quản lý rác thải. Việc xư rlys rác thải đang có khuynh hướng phát triển để phân loại tại nguồn để thu hồi những loại vật chất có giá trị đưa vào tái chế, tái tạo tài nguyên từ rác.
Những biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn tại Việt Nam:
Cùng với những xu hướng chung của thế giới, tại nước ta trong những năm gần đây chính phủ đã coi trọng việc bảo vệ môi trường và những biện pháp để có thể quản lý chất thải rắn. Những phương pháp xử lý chất thải rắn đang được sử dụng tại Việt Nam ngày nay được nêu ra ở dưới đây.
+ Tái chế chất thải: với việc tái chế chất thải chỉ mang lại tính tự phát, đều tập trung ở những thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, HCM,.. những loại phế thải có giá trị như: Đồng, Thủy tinh, Giấy, sắt, nhôm,… đều được đội ngũ đồng nát thu mua ngay tại nguồn, chỉ còn lại một lượng nhỏ có trong bãi rác và tiếp tục được nhặt tại đó. Tất cả những loại phế liệu được thu gom lai chuyển đến những làng nghề, tại những làng nghề này sẽ tái chế sản phẩm. Việc thu hồi sử dụng chất thải rắn sẽ luôn góp phần đáng kể cho việc giảm về khối lượng chất thải được đưa đến bãi chon lấp, tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào cho những quá trình sản xuất, tạo ra công ăn việc làm cho một số công nhân lao động.
+ Đốt chất thải: việc đốt chất thải được áp dụng để xử lý chất thải có nguy hại như chất thải bệnh viện, chất thải từ bệnh viện lao, tại viện 198 mới xây riêng lò đốt chất thải cho mình. Hiện tại Hà Nội có lò đốt chất thải bệnh viện với công suất 3.2 tấn/ngày đặt tại Tây Mỗ. Còn tại Tp.HCM thì có lò đột chất thải bệnh viện công suất 7.5 tấn/ngày. Với phương pháp đốt chất thairnayf còn được sử dụng để xử lý chất thải công nghiệp như lò đốt chất thải giẩy da tại Hải Phòng, lò đốt cao su với công suất 2.5 tấn/ngày tại Đồng Nai.
+ Chôn lấp chất thải rắn: việc chon lấp chất thải đơn thuần không qua xử lý, đây là phương pháp khá phổ biến, nước ta có khoảng 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh, trong đó có tới 21 bãi rác thuộc các cấp tỉnh và thành phố, 128 bãi rác cấp huyện thị trấn. Được sự giúp đỡ từ nước ngoài đã xây dựng những bãi chon lấp hợp vệ sinh ở những thành phố lớn như: Hà Nội, Huế, Hải Phòng, tp.HCM, Bắc Giang.
+ Chế biến thành phần hữu cơ: với phương pháp làm phân hữu cơ luôn có ưu điểm giúp làm giảm lượng rác thải hữu cơ cần được chon lấp, cung cấp phân bón giúp phục vụ công nghiệp. Phương pháp này khá phù hợp cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, ngoài ra phương pháp này còn rất phù hợp cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt.