Xử lý nước thải

    Xử lý nước thải cụm công nghiệp

    Tư vấn xây dựng hệ thống xử lý nước thải cụm công nghiệp

    Cụm công nghiệp có nhiều ngành sản xuất khác nhau, vì vậy nước thải cũng đa dạng và phức tạp cả về nồng độ các chất ô nhiễm và lưu lượng giờ. Do đó phải có kinh nghiệm để lựa chọn công nghệ xử lý hiệu quả nhất cho những biến đổi phức tạp đó và mức đầu tư thấp nhất. Lựa chọn phương án xử lý nước thải cụm công nghiệp luôn phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
    • Loại nước thải
    • Lưu lượng vào hàng ngày
    • Nồng độ chất ô nhiễm đầu vào
    • Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý
    • Tính thích hợp về kinh tế kỹ thuật của phương pháp xử lý
    • Ưu và nhược điểm của từng công trình đơn vị xử lý
    • Đặc điểm khí hậu và địa hình tại địa điểm xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

     

    Vận hành hệ thống xử lý nước thải

    Vận hành hệ thống xử lý nước thải

    Từ các đặc trưng của nước thải cụm công nghiệp và yêu cầu cần đạt được sau khi xử lý đưa ra để thiết kế chính xác. Một trong những công nghệ xử lý chính cho nước thải cụm công nghiệp đơn giản được mô tả trong sơ đồ sau :

    Sơ đồ xử lý nước thải công nghiệp

    Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải cụm công nghiệp:

    – Nước thải từ các phân xưởng sản xuất của các công ty theo hệ thống mương dẫn nước thải vào trạm xử lý nước thải tập trung trước tiên được dẫn qua song chắn rác thô có kích thước 10mm. Tại đây, song chắn rác được sử dụng với mục đích tách rác có kích thước lớn, ngăn không cho chúng vào hệ thống xử lý.

    – Ngay sau đó nước thải được dẫn về công trình xử lý đầu tiên của hệ thống là bể tiếp nhận. Tại đây nước thải được bơm đến công trình xử lý tiếp theo là song chắn rác tinh có kích thước 2mm, rác thải tại đây được thải bỏ và thu gom định kỳ.

    – Sau đó nước thải đến bể tách dầu để loại bỏ dầu, mỡ ra khỏi nước thải bởi vì những thành phần này rất khó phân hủy sinh học, chúng sẽ phá vở hệ thống sinh học phía sau. Tại vị trí bể tách dầu,các cặn lắng cũng được tách ra ở đáy bể.

    Bể xử lý nước thải công nghiệp

    Bể xử lý nước thải công nghiệp

    – Tiếp theo nước thải sẽ chảy qua bể điều hòa vì đặc tính tối ưu của hệ thống xử lý, bể sẽ điều hòa lưu lượng xuyên suốt dòng xử lý, giảm đáng kể dao động thành phần nước thải đi vào các công đoạn phía sau. Trong suốt giờ cao điểm, lưu lượng dư sẽ được giữ lại trong bể điều hòa, đảm bảo tính liên tục cho hệ thống và các công trình đơn vị phía sau hoạt động hiệu quả.

    – Máy thổi khí được sử dụng để điều hòa nồng độ của nước thải và ngăn ngừa sự sinh mùi hôi trong bể. Bể điều hòa còn có vai trò như bể chứa khi hệ thống dừng lại để sửa chửa hoặc bảo trì.

    – Nước thải rời khỏi bể điều hòa được bơm vào bể xử lý hóa lý bằng hệ keo tụ tạo bông – lắng trước khi chảy vào hệ thống vi sinh, nước thải chứa kim loại nặng gây ảnh hưởng tới vi sinh vật (nước thải xi mạ, thuộc da…) và một số ngành trong nước thải chỉ có TSS, kim loại mà lượng BOD, Nito, Photpho quá thấp.

    – Bể hiếu khí kết hợp lắng này là một dạng cải tiến của bể bùn hoạt tính truyền thống. Quy trình này được biết như hệ phản ứng hiếu khí liên tục gián đoạn theo chu kỳ. Quy trình này giống như hệ thống bùn hoạt tính dạng mẻ (SBR) ở chổ là điều có quá trình sục khí, lắng và thu nước trong một ngăn phản ứng. Nó không giống như bể SBR ở việc cấp nước và thu nước liên tục. Thời gian hoạt động có thể thay đổi theo thời gian xử lý và kích thước bể.

    Lấy mẫu kiểm tra nước thải

    Lấy mẫu kiểm tra nước thải

    – Ngăn phân phối sẽ điều khiển và phân phối lưu lượng vào mỗi ngăn phản ứng nhờ hệ thống van điện. Một phần bùn từ bể phản ứng được tuần hoàn về đầu ngăn phân phối và một phần bùn dư được đưa về bể chứa bùn. Mỗi bể phản ứng hoạt động theo các bước sau:
    + Bơm nước và sục khí
    + Sục khí
    + Lắng
    + Thu nước
    +Tuần hoàn và thải bùn

    – Hệ thống bể xử lý hiếu khí gồm hai bể hoạt động luân phiên, mỗi bể chia làm hai vùng. Vùng A1 và vùng A2. Vùng A1 là vùng luôn ở giai đoạn làm đầy và sục khí trong khi vùng A2 sẽ vừa thực hiện chức năng sục khí, lắng, thu nước. Bơm bùn tuần hoàn và bơm bùn dư cũng sẽ được đặt trong ngăn A2 này.

    – Quy định này chấp nhận tải trọng bùn và oxy hòa tan khác nhau để làm tăng khả năng lắng của bông bùn bao gồm sự tăng trưởng đầy đủ của vi sinh trong bể phản ứng. DO và MLSS là những thông số kiểm sót để xác định quá trình vận hành của bể hiếu khí.

    – Nước thải sau xử lý sinh học đã tương đối sạch các chất ô nhiễm, nhưng để đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt quy chuẩn là nguồn loại A QCVN 40 – 2011, hệ thống xử lý hóa lý được thiết kế sao đó như một cấp xử lý an toàn và cần thiết.

    – Từ cụm bể hiếu khí kết hợp lắng, nước thải sẽ tự chảy qua cụm bể phản ứng, tại đây pH sẽ điều chỉnh về giá trị nhất định để phản ứng với hóa chất keo tụ, tạo thành những bông cặn có thể lắng. Motor khấy tạo điều kiện cho nước thải và hóa chất tiếp xúc tốt với nhau. Quá trình này làm dính kết những cặn nhỏ li ti và tạo thành những bông cặn lớn hơn để dễ dàng lắng về đáy bể lắng hóa học, vì vậy sẽ loại bỏ các chất rắn lơ lửng ra khỏi nước thải.

    Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn, cám ơn bạn!

    Khách hàng nhận xét