Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi

    nuoc-thai-chan-nuoi-3

       Thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn

       Công ty môi trường TNT chuyên tư vấn thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư, áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại nhất.

       Từ ngàn năm nay cuộc sống của người nông dân Việt Nam gắn liền với cây lúa và chăn nuôi gia súc. Chăn nuôi heo không chỉ cung cấp phần lớn thịt tiêu thụ hằng ngày, là nguồn cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng, mà chăn nuôi heo còn tận dung thức ăn và thu hút lao động dư thừa trong công nghiệp.

       Với những đặc tính riêng của nó như tăng trọng nhanh, vòng đời ngắn chăn nuôi heo luôn được quan tâm và nó trở thành con vật không thể thiếu được của cuộc song hằng ngày trong hầu hết các gia đình nông dân. Trong những năm gần đây đời sống của nhân dân ta không ngừng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ thịt trong đó chủ yếu là thịt heo ngày 1 tăng cả về số lượng và chất lượng đã thúc đẩy ngành chăn nuôi heo bước sang bước phát triển mới. Hiện nay trên cả nước đã xây dựng nhiêu mô hình trang trại chăn nuôi heo với quy mô lớn, chủ yếu phân bố tại 5 vùng trọn điểm là Mộc Châu, Hà Nội và các vùng lân cận, khu vực tp HCM và các tỉnh xung quanh, Lâm Đồng và 1 số tỉnh duyên hải miền trung.

    Bên cạnh những mặt tích cực, vấn đề môi trường do ngành chăn nuôi gây ra đang được dư luận và các nhà làm môi trường quan tâm. Ở các nước đó nền chăn nuôi công nghiệp phát triển mạnh như Hà Lan, Anh, Mĩ, Hàn Quốc,…thì đây là 1 trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất. Ở Việt Nam khía cạnh môi trường của ngành chăn nuôi chỉ được quan tâm trong vài năm trở lại đây khi tốc độ phát triển chăn nuôi ngành chăn nuôi ngày càng tăng, lượng chất thải do chăn nuôi đưa vào môi trường ngày càng nhiều, đe dọa đến môi trường đất, nước, không khí xung quanh 1 cách nghiêm trọng.

    nuoc-thai-chan-nuoi-3

    Trang trại chăn nuôi heo (lợn)

    1. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI

    Có 2 nguồn chủ yếu:

    – Nước thải sinh hoạt của công ty: bao gồm nước thải tăm rửa, giặt giũ,…của cán bộ công nhân viên tại công ty.

    – Nước thải vệ sinh chuồng trại: nước thải tắm rửa cho gia súc, nước tiểu và phân gia súc…

    1. THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN

    Nước thải chăn nuôi là một trong những loại nước thải rất đặc trưng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao bằng hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và sinh vật gây bệnh. Nó nhất thiết phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.

    Thành phần nước thải chủ yếu tại 2 nguồn thải chủ yếu của công ty:

    –    Nước thải chăn nuôi heo bao gồm: chất hữu cơ (tương đối cao), NH3, P, SS, VSV…

    –    Nước thải sinh hoạt bao gồm: BOD, COD, P, SS, ….

    Việc xả thải chung nước thải chăn nuôi và nước thải sinh hoạt vào cùng một hệ thống thu gom làm cho thành phần tính chất nước thải tại công ty khá phức tạp.

    thiet-ke-he-thong-nuoc-thai-chan-nuoi

    1. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN

    Toàn bộ nước thải từ công ty được dẫn theo cống thoát nước thải của công ty tới hố thug om qua song chắn rác để giữ lại và loại bỏ các loại rác và phân tươi có kích thước lớn. Sau đó, nước thải tiếp tục được bơm vào bể điều hòa. Tại đây, nước thải sẽ được ổn định về lưu lượng, nồng độ. Do thời gian lưu nước là 6 giờ nên ở bể điều hòa có hệ thống xáo trộn bằng khí nén. Sau thời gian lưu nước, nước thải sẽ được chảy vào bể lắng đứng đợt 1. Tại đây, những tạp chất thô không hòa tan có khả năng lắng sẽ lắng xuống đáy bể nhờ trọng lượng riêng của các tạp chất thô lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Nước thải sau một thời gian lưu ở bể lắng sẽ được bơm vào bể UASB, bùn lắng được đưa ra sân phơi bùn. Tại bể UASB, nước thải được bơm vào bể và được phân bố đều từ dưới lên, nước thải tiếp xúc với bùn hạt có trong bể, các chất hữu cơ sẽ được phân hủy nhờ các VSV kỵ khí, trong bể có lắp tấm chắn rắn – lỏng – khí, khí sẽ theo ống thu khí ra ngoài, dòng nước theo máng thu ra ngoài, bùn sau khi tách pha sẽ được lắng xuống lại, nước thải theo máng chảy tràn qua bể Aerotank.

    Trang trại nuôi lợn

    Trang trại nuôi lợn

    Tại bể Aerotank, lượng nước thải kết hợp vs bùn hoạt tính tuần hoàn từ bể lắng đợt 2 và lượng oxy cho vào bể nhừ máy thổi khí để thực hiện quá trình oxy hóa các chất hữu cơ dễ bị oxy hóa.

    Nước thải tiếp tục chảy từ bể Aerotank vào bể lắng đợt 2. Tại bể này, lượng bùn cặn sẽ lắng xuống và được bơm vào bể nén bùn, một phần lượng bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể Aerotank để đảm bảo lượng vi sinh trong bể. Sau khi ra khỏi bể lắng, nước thải sẽ được khử trùng bằng chlorua và đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 62-MT:2016/BTNMT Nước thải chăn nuôi cột B trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận.

    Bùn thải từ các bể sẽ được đưa vào bể nén bùn, tại đây độ ẩm sẽ giảm xuống một lượng lớn, nước tách bùn sẽ được tuần hoàn về hố thu gom, bùn thải sẽ được đưa về hố thu bùn và được các đơn vị thu gom định kỳ.

    Tùy theo chất lượng nước đầu vào và các đặc trưng hệ thống theo yêu cầu quý khách hàng, Công ty Môi trường TNT sẽ lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với mức chi phí đầu tư, chi phí vận hành tốt nhất trong điều kiện hiện hữu của Quý doanh nghiệp.

    Khu xử lý nước thải chăn nuôi lợn tập trung

    Xây dựng Khu xử lý nước thải chăn nuôi lợn tập trung

     

     

    Khách hàng nhận xét