Xử lý nước thải

    Hệ thống xử lý nước thải phòng mổ của bệnh viện

    Tư vấn và xây dựng hệ thống xử lý nước thải phòng mổ của bệnh viện.

    Nguồn nước thải từ bệnh viện chủ yếu xuất phát từ khu vực nhà vệ sinh, nhà ăn, nước thải từ quá trình phẫu thuật, xét nghiệm, giặt giũ, chứa thành phần COD, BOD cao. Ngoài các nguồn thải này, trong nước thải bệnh viện còn chứa một phần nước thải từ quá trình chụp X-quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm , nguồn này chứa nhiều chất độc hại, thuốc kháng sinh và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.

    Thành phần nước thải bệnh viện:

    Thành phần nước thải bệnh viện

    Thành phần nước thải bệnh viện

    Môi trường TNT là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực lọc nước, xử lý nước thải xin được giới thiệu tới quý khách hàng quy trình công nghệ sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, phòng mổ, các cơ sở y tế,… sau đây:

    Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

    Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

    Thuyết minh công nghệ cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện:

    Nước thải từ các khu vực phát sinh trong quá trình sản xuất được thu gom tập trung về hố thu tập trung, từ đó nước được chảy vào bể tách mỡ để tham gia quá trình xử lý chính. Quy trình công nghệ xử lý bao gồm các cụm bể như sau:

    Bể tách dầu mỡ

    Nước thải dược phẩm chính là nước thải quá trình rửa trang thiết bị trong sản xuất. Một trong những đặc điểm nổi bật của nước thải ngành dược đó chính là hàm lượng dầu mỡ cao và các thành phần khó xử lý đặc biệt là hợp chất có chứa vòng β- lactams nếu nhà máy có sản xuất thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó các chất hoạt động bề mặt trong nước thải ngành dược gây hiện tượng tạo bọt làm cản trở quá trình lọc, tập trung tạp chất và phân tán vi khuẩn, virus, ngăn chặn quá trình hòa tan oxi trong nước làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật có trong môi trường nước tham gia vào quá trình trong hệ thống xử lý nước thải ngành dược. Vì vậy bể tách mỡ có nhiệm vụ tách dầu mỡ đảm bảo cho các công trình xử lý sinh học hoạt động ổn định.

    Bể điều hoà

    Bể điều hòa là nơi tiếp nhận nước thải để chuẩn bị cho quá trình xử lý chính.

    Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, (phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: nguồn thải và thời gian thải nước). Vì vậy, bể điều hòa là công trình không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào.

    Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể. Nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể sinh học kị khí.

    be xu ly nuoc thai phong mo

    Bể xử lý nước thải bệnh viện

    Bể UASB

    Ưu điểm chính của bể UASB là có khả năng xử lý các loại nước thải có hàm lượng BOD, COD cao đặt biệt là nước thải dược phẩm. Xử lý nước thải UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp (v<1m/h). Cấu tạo của bể UASB thông thường bao gồm: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha. Nước thải được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kỵ khí, tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này. Hệ thống tách pha phía trên bể làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí, qua đó thì các chất khí sẽ bay lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua công trình xử lý tiếp theo.

    BỂ SINH HỌC MBBR:

    Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3–, SO42- ,…

    Vi sinh vật tồn tại trong bùn hoạt tính của bể sinh học bao gồm Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter, Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, và hai loại vi khuẩn nitrate hóa Nitrosomonas và Nitrobacter. Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix, Lecicothrix, và Geotrichum cũng tồn tại.

    Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

    Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

    Để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan, chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo ba giai đoạn chính như sau:

    Chuyển các chất ô nhiễm từ  pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
    Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào;

    Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.

    Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ các chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất, mật độ vi sinh vật và mức độ ổn định lưu lượng của nước thải ở trạm xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng oxy hóa sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng… Tải trọng chất hữu cơ của bể sinh học hiếu khí truyền thống thường dao dộng từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm. Nồng độ oxy hòa tan trong nước thải ở bể sinh học hiếu khí cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn 2,5 mg/l.

    Tốc độ sử dụng oxy hòa tan trong bể sinh học hiếu khí phụ thuộc vào:

    Tỷ số giữa lượng thức ăn (chất hữu cơ có trong nước thải) và lượng vi sinh vật: tỷ lệ F/M;

    – Nhiệt độ;

    – Tốc độ sinh trưởng và hoạt độ sinh lý của vi sinh vật (bùn hoạt tính);

    – Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất;

    – Lượng các chất cấu tạo tế bào;

    – Hàm lượng oxy hòa tan.

    Các phản ứng sinh hóa cơ bản của quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải gồm có:

    Oxy hóa các chất hữu cơ:

    Ưu điểm của công nghệ MBBR so với công nghệ truyền thống:

    Tất cả mọi thiết kế đều nhằm mục đích là hiệu quả xử lý, tiết kiệm năng lượng. Với công nghệ sinh học xử lý nước thải, chúng ta cần mật độ vi sinh vật cao nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh hóa. Nói nôm na là càng nhiều vi sinh ăn chất hữu cơ có trong nước thì quá trình xử lý sẽ nhanh hơn. Vấn đề ở đây là làm sao cho bề mặt tiếp xúc giữa nước thải, oxi và vi sinh vật càng cao càng tốt.

    Giá thể lưu động MBBR được ứng dụng rộng rãi trên thế giới vài năm trở lại đây. Giá thể MBBR dạng hình cầu có kích thước Ø20 cm, có tỷ trọng nhẹ hơn nước nên trong quá trình sục khí, giá thể vi sinh bám dính di chuyển khắp nơi trong bể MBBR. Với mật độ này các quá trình oxy hóa để khử BOD, COD và NH4+ diễn ra nhanh hơn gần 10 lần so với phương pháp truyền thống.

    Nước thải sản xuất bia có hàm lượng N, P trong nước khá nhỏ nên chúng ta cũng không cần phải xây dựng bể thiếu khí Anoxic để khử N, P.

    Như vậy bể sinh học hiếu khí MBBR có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể MBBR diễn ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí.Tại bể MBBR có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp ôxy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Ở điều kiện thuận lợi, vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng và tồn tại dưới dạng bông bùn dễ lắng tạo thành bùn hoạt tính. Sau quá trình oxy hóa (bằng sục không khí) với đệm vi sinh di động, bùn hoạt tính (tức lượng vi sinh phát triển và hoạt động tham gia quá trình xử lý) được bám giữ trên các giá thể bám dính di động dạng cầu.Nước thải sau khi qua bể MBBR sẽ tự chảy vào bể lắng sinh học.

    Bể khử trùng

    Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn trong 100ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh.

    Khi cho Chlorine vào nước, dưới tác dụng chảy rối do cấu tạo vách ngăn của bể và Chlorine là có tính oxi hóa mạnh sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào vi sinh vật làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.

    Bể lọc áp lực

    Bể này có tác dụng loại bỏ toàn bộ hàm lượng chất rắn lơ lững có trong nước thải mà không lắng được bởi quá trình lắng thông thường.

    Bể chứa bùn

    Lượng bùn từ bể lắng được thu gom dẫn về bể chứa bùn trước khi đem thải bỏ định kỳ theo đúng qui định của pháp luật. Phần nước sau khi tách bùn có chất lượng thấp sẽ được đưa tuần hoàn lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

    Xem thêm: Xử lý nước thải trạm y tế – phòng khám

    Khách hàng nhận xét